Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Mọi người, mọi việc trong Giáo hội phải hướng đến mục đích truyền giáo



Huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại Đại hội của Hội Giáo hoàng Truyền giáo
-----------------------------------------
WHĐ (16.05.2011) – Vào lúc 11g45 trưa 14-05, tại phòng Clêmentinô thuộc Điện Tông đồ thuộc Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các đại biểu tham dự Đại hội thường niên Hội Truyền giáo của Tòa Thánh.
Sau đây là toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha trong buổi tiếp kiếp:
Lời chào
Kính thưa Đức Hồng y, chư huynh đệ thân mến trong chức giám mục và linh mục, quý nam nữ tu sĩ thân mến,
Trước hết tôi gửi lời chào thân ái đến Đức Tổng Giám mục Fernando Filoni, tân Bộ trưởng Bộ Phúc âm hóa các dân tộc và hết lòng cảm ơn Đức Tổng đã nhân danh các đại biểu vừa có những lời phát biểu dành cho tôi. Nhân đây tôi cũng cầu chúc Đức Tổng gặt hái nhiều thành quả trong sứ vụ mới. Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Hồng y Ivan Dias đã nêu gương quảng đại phục vụ tại Bộ Truyền giáo và Giáo Hội khắp nơi trong những năm qua. Xin Chúa tiếp tục dùng ánh sáng Chúa hướng dẫn hai người thợ trung tín trong vườn nho của Chúa. Xin chào Đức Tổng Giám mục Savio Hàn Đại Huy, Phó Tổng Thư ký của Bộ, Đức Tổng Giám mục Piergiuseppe Vacchelli, Chủ tịch Hội Truyền Giáo của Tòa thánh, quý cộng sự viên của Bộ và Giám đốc Hội Truyền giáo tại các quốc gia, đã từ các Giáo Hội tại khắp nơi quy tụ về Rôma, tham dự Đại hội thường niên của Hội đồng Thượng cấp của Hội. Xin nồng nhiệt chào mừng tất cả anh chị em.
Thả những mẻ lưới Tin Mừng ở vùng biển của lịch sử để đưa con người lên đất liền của Thiên Chúa
Các bạn thân mến, qua hoạt động truyền giáo năng động và việc cộng tác với Dân Chúa, các bạn đã làm nổi bật “đối với thời đại ngày nay cần phải củng cố cam kết dấn thân missio ad gentes - truyền giáo cho các dân tộc” (Tông huấn Verbum Domini, số 95), để công bố “niềm Hy vọng lớn lao”, loan báo về “Vị Thiên Chúa mang gương mặt con người đã yêu thương chúng ta đến cùng – yêu thương từng con người và cả nhân loại” (Thông điệp Spe Salvi, số 31). Trong thực tế, những vấn đề mới và những hình thái nô lệ mới đang xuất hiện trong thời đại của chúng ta tại các quốc gia được mệnh danh là đệ nhất thế giới, tuy thịnh vượng và giàu có nhưng tương lai vẫn không chắc chắn, và cũng xuất hiện tại các quốc gia mới nổi lên nhờ có lợi trong quá trình toàn cầu hóa, nhưng rồi cuối cùng phải lãnh hậu quả là ngày càng tăng thêm số người nghèo khổ, di cư và bị áp bức, phải sống cảnh tắt dần niềm hy vọng. Giáo Hội phải không ngừng đổi mới cam kết dấn thân mang Chúa Kitô đến cho mọi người, mở rộng sứ mệnh cứu thế để Nước Chúa ngự đến, Nước của công lý, tự do, hòa bình và tình yêu. Biến đổi thế giới theo kế hoạch của Thiên Chúa với sức mạnh đổi mới của Phúc âm “ngõ hầu Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (1 Cr 15, 28) là nhiệm vụ của toàn thể Dân Chúa. Do đó, cần phải tiếp tục công cuộc truyền giáo với lòng nhiệt thành được đổi mới, hân hoan công bố Nước Thiên Chúa đã đến trong Chúa Kitô, trong quyền năng của Chúa Thánh Thần để dẫn đưa mọi người tiến đến sự tự do đích thực của con cái Chúa, ngược lại với mọi hình thức nô lệ. Cần phải thả những mẻ lưới Tin Mừng ở vùng biển của lịch sử để đưa con người lên đất liền của Thiên Chúa.
Mọi hoạt động trong Giáo Hội đều mang chiều kích truyền giáo
“Nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa là bổn phận mọi môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, do Phép Thánh tẩy họ đã lãnh nhận mang lại” (Verbum Domini, số 94). Nhưng để mạnh mẽ dấn thân cho việc truyền giáo, bản thân mỗi Kitô hữu cũng như các cộng đoàn phải thực sự xác tín “Lời Chúa là sự thật giải thoát mà mọi người thời nào cũng cần đến” (Verbum Domini, số 95). Nếu xác tín này không bắt rễ sâu trong đời sống của mình, chúng ta không thể cảm nhận được niềm say mê và vẻ đẹp được loan báo Lời Chúa. Trong thực tế, mọi Kitô hữu cần phải khẩn cấp làm việc xây dựng Nước Chúa. Tất cả mọi sự trong Giáo Hội đều nhằm phục vụ công cuộc Phúc âm hóa: từng lĩnh vực hoạt động của Giáo Hội và từng người với những chức trách khác nhau đều được kêu gọi chu toàn phận sự của mình. Mọi người đều phải tham gia missio ad gentes - sứ vụ truyền giáo cho các dân tộc. Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân. “Không một tín hữu nào trong Chúa Kitô lại có thể thấy mình xa lạ với trách nhiệm này, một trách nhiệm phát xuất từ việc thuộc về Thân Thể Chúa Kitô theo cách bí tích” (Verbum Domini, số 94). Do đó chúng ta phải đặc biệt lưu ý, để mọi lĩnh vực, từ mục vụ, dạy giáo lý đến làm việc bác ái đều mang chiều kích truyền giáo: Giáo Hội là truyền giáo.
Chỉ những ai lắng nghe Lời nhập thể, kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, mới có thể trở thành một nhà truyền giáo
Điều kiện cơ bản cho việc loan báo Tin Mừng là các bạn hãy để cho Chúa Kitô hoàn toàn chiếm lĩnh mình. Người là Ngôi Lời của Thiên Chúa nhập thể. Chỉ những ai lắng nghe Lời nhập thể, kết hiệp mật thiết với Người, mới có thể trở thành một nhà truyền giáo (x. Verbum Domini số 51, 91). Người loan truyền Tin Mừng phải đặt mình sống trong tác động của Lời Chúa và được các Bí Tích dưỡng nuôi: sự tồn tại và sứ vụ của nhà truyền giáo tùy thuộc vào chính mạch máu là các Bí tích và Lời Chúa. Chỉ bằng cách bắt rễ sâu trong Chúa Kitô và Lời của Người, mới có thể không rơi vào cám dỗ biến hoạt động truyền giáo thành những chương trình thuần túy nhân loại, mang tính xã hội, che khuất hoặc làm mất đi chiều kích siêu việt của ơn cứu độ được Chúa mang lại trong Đức Kitô. Phải làm chứng và loan báo Lời Chúa một cách rõ ràng, vì nếu không được thể hiện bằng việc làm chứng, thì Lời Chúa sẽ khó lòng hiểu được và tin được. Mặc dù chúng ta thường thấy mình bất toàn, nghèo nàn, thiếu khả năng, nhưng chúng ta luôn vững lòng tin vào quyền năng của Chúa, Đấng luôn đặt kho báu của Ngài trong “những bình sành dễ vỡ” và chính Ngài đang hành động qua trung gian là chúng ta.
Sứ vụ truyền giáo hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách: sứ vụ này đòi hỏi phải có lòng yêu mến đối với công việc loan báo và làm chứng cho Tin Mừng, một tình yêu triệt để đến mức có thể được minh chứng bằng tử đạo. Giáo Hội không thể trốn tránh nhiệm vụ của mình là mang ánh sáng của Chúa Kitô, rao giảng Tin Mừng Phúc Âm, dù có thể bị bách hại vì điều đó (x. Verbum Domini, số 95). Hoạt động truyền giáo góp phần làm nên chính đời sống của Giáo Hội, cũng như đã là một phần cuộc đời Chúa Giêsu. Kitô hữu không được sợ hãi ngay cả khi “hiện nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị đàn áp nhiều nhất vì niềm tin của mình” (Thông điệp nhân Ngày Thế giới Hòa bình năm 2011, số 1). Thánh Phaolô quả quyết: “Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù là hiện tại hay tương lai, hay quyền năng, dù là chiều cao hay chiều sâu, hay bất cứ tạo vật nào khác, không gì sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa trong Ðức Kitô Giêsu Chúa chúng ta” (Rm 8, 38-39).
Lời cảm ơn
Các bạn thân mến, cảm ơn các bạn đã hoạt động và tổ chức hoạt động truyền giáo tại các Giáo Hội địa phương của mình, với tư cách là những Giám đốc Hội Giáo hoàng Truyền giáo tại các quốc gia. Hội Giáo hoàng Truyền giáo được các vị tiền nhiệm của tôi cổ võ, khuyến khích (x. Ad Gentes, số 38) là một phương cách đặc thù về phương diện hợp tác truyền giáo và chia sẻ một cách hữu hiệu về nhân sự và tài lực giữa các Giáo Hội địa phương. Cũng không thể quên sự giúp đỡ của Hội Giáo hoàng Truyền giáo dành cho các Học viện Giáo hoàng tại Roma, là nơi đào tạo các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã được các Giám mục tuyển chọn và gửi đến, cũng như sự giúp đỡ của Hội đối với các Giáo Hội địa phương tại các miền truyền giáo. Công việc của các bạn thật giá trị đối với công cuộc xây dựng Giáo Hội thành “ngôi nhà chung” của toàn thể nhân loại.
Xin Chúa Thánh Thần, Đấng chủ trì công cuộc truyền giáo, dẫn dắt và nâng đỡ chúng ta luôn mãi, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Ngôi sao sáng dẫn đường truyền giáo và là Nữ Vương các Thánh Tông đồ.
Tôi thân ái ban phép lành Tòa Thánh cho các bạn và các nhân viên của Hội”.
(Theo Agenzia Fides)
Nguồn: WHĐ

Chúa Kitô, Vị Mục tử nhân lành

Đặng Thế Nhân
Quý vị thính giả thân mến,
Ơn gọi theo Chúa được hình thành khi chúng ta ra khỏi ý định riêng tư, ra khỏi sự tự mãn của bản thân để đặt mình trong bàn tay và ý định nhiệm mầu của Chúa. Trên đây là những lời chia sẻ trong thông điệp Ngày thế giới cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngỏ lời với khách hành hương quy tụ về quảng trường thánh Phê-rô trong Chúa nhật hôm qua 15 tháng Năm.
Anh chị em thân mến,
Phụng vụ Chúa nhật thứ Tư mùa Phục sinh giới thiệu cho chúng ta một trong những hình ảnh đẹp nhất đã được phác hoạ trong Giáo hội từ những thế kỷ đầu tiên, đó là hình ảnh người Mục tử nhân lành. Tin mừng thánh Gio-an chương thứ mười mô tả những đường nét đặc biệt về tương quan giữa Chúa Ki-tô Mục tử với đàn chiên của Người; một mối tương quan chặt chẽ đến nỗi chẳng có ai có thể cướp mất đàn chiên từ tay Người. Quả thế, đàn chiên gắn kết với Người bằng mối dây tình yêu và hiểu biết lẫn nhau, mối dây bảo đảm cho họ quà tặng không gì sánh được là cuộc sống vĩnh cửu. Thái độ của đàn chiên đối với vị Mục tử nhân lành được tác giả tin mừng mô tả ngang qua hai động từ đặc thù: lắng nghe và bước theo. Những từ này nói lên những đặc tính căn bản của những ai theo Chúa. Trước tiên là lắng nghe Lời của Người, nơi đó đức tin được sinh ra và lớn lên. Chỉ những ai để tâm đến tiếng Chúa mới có thể nhận định và đưa ra những lựa chọn đúng đắn hầu hành xử theo ý Chúa. Từ việc lắng nghe sẽ dẫn đến bước theo Chúa Giê-su: các môn đệ sau khi đã lắng nghe tiếng Chúa, đã lắng nghe các lời dạy của Thầy cách thâm sâu hầu để sống trong đời sống thường ngày.
Nhìn ngắm chân dung vị Mục tử nhân lành nhắc nhớ chúng ta về những Vị mục tử trong Giáo hội và những ai đang trong thời gian huấn luyện để trở thành Mục tử. Vì thế tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện cách đặc biệt cho các Giám mục, kể cả Giám mục Rô-ma nữa! - cho các Cha xứ, cho tất cả những ai có trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên Chúa để họ trung thành và sáng suốt chu toàn bổn phận của mình. Cách đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cho ơn gọi linh mục trong Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu này để không bao giờ thiếu những người cử hành thánh lễ của Chúa. Đã 70 năm kể từ ngày Đức Pio XII thành lập Tổ chức Giáo hoàng về cổ võ ơn gọi linh mục. Trực giác của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi đã dựa trên mong ước rằng ơn gọi lớn lên và trưởng trành trong Giáo hội và đặc biệt từ bối cảnh gia đình tốt lành và được củng cố trong đức tin, bác ái và nhân ái. Trong thông điệp của Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu, tôi đã nhấn mạnh rằng một ơn gọi được hình thành khi một người ra khỏi "ý hướng khép kín và tự tôn của mình để đặt mình trong một ý định khác, ý định của Thiên Chúa và để Ngài dẫn dắt mình". Trong thời đại hôm nay, nơi mà tiếng Chúa có nguy cơ bị lấn át bởi nhiều tiếng khác, mỗi công đoàn giáo hội được mời gọi để cổ võ và chăm lo ơn gọi lịnh mục và đời sống thánh hiến. Con người thực sự luôn cần đến Thiên Chúa, ngay cả trong thế giới kỹ thuật, và sẽ luôn cần đến Người mục tử để công bố Lời Chúa và giúp chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa ngang qua các Bí tích.
Anh chị em thân mến, được tăng sức nhờ vào niềm vui phục sinh và tin tưởng vào Đấng Phục sinh, chúng ta phó thác tất cả những dự định và lo toan cho Mẹ Maria Vô Nhiễm, mẹ của từng ơn gọi để nhờ lời chuyển cầu của Người, ngày càng có thêm nhiều ơn gọi thánh thiện phục vụ Giáo hội và thế giới.
Trước những gì đang xảy ra ở Libia, Đức Thánh Cha một lần nữa bày tỏ quan ngại về tình hình chiến sự vẫn tiếp diễn:
Tôi tiếp tục theo dõi với nhiều lo lắng cho những xung đột chiến sự căng thẳng tại Libia và hiện số người thương vong không ngừng gia tăng, nhất là thường dân. Tôi muốn lặp lại lời kêu gọi cấp bách bởi con đường đối thoại và thoả hiệp vượt lên trên những xung đột bạo lực, với sự giúp đỡ của những tổ chức quốc tế đang nỗ lực tìm ra lời giải đáp. Qua lời cầu nguyện, tôi hiệp thông với giáo hội địa phương trong việc trợ giúp dân chúng, đặc biệt những ai đang làm việc trong các bệnh viện.
Tôi cũng nghĩ đến Siria, nơi đang cần xây dựng đời sống chung dựa trên hoà thuận và hiệp nhất. Xin Thiên Chúa đừng để xảy ra thêm những cuộc đổ máu trên quê hương của những tôn giáo và nền văn minh vĩ đại. Tôi mời gọi toàn giới lãnh đạo và công dân Siria không ngừng nỗ lực tìm kiếm lợi ích chung và đón nhận những nguyện vọng chính đáng cho một tương lai hoà bình và bền vững.
Sau đó, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến hai lễ phong chân phước khác như một âm vang của lễ phong chân phước cho Đức cố Giáo Hoang Gioan Phaolo II: chân phước Georg Hafner ở Wurzburg, Đức quốc; ngài là linh mục triều, chết tử đạo trong trại tập trung ở Dachau. Chân phước Giustino Maria Russolillo ở Pozzuoli; ngài là người sáng lập hội Ơn gọi thánh hiến.
Ngỏ lời với du khách hành hương nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha nói: "Trong tháng Năm, tháng kính Đức Nữ Đồng Trinh Maria, trong hành trình đức tin của mình, Mẹ luôn âm thầm nhưng cũng luôn là nơi trợ giúp hiệu quả trong sứ vụ của Con Mẹ. Trong Chúa nhật cầu cho ơn thiên triệu và đời sống thánh hiến, xin Mẹ khơi lên trong lòng người trẻ niềm tin và lòng quảng đại đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Chúng ta hãy cầu nguyện như Mẹ và với Mẹ. Tôi chúc lành cho anh chị em và cho các bạn trẻ để các bạn đáp lại cách hăng say tiếng gọi của Chúa."
Nguồn: vietvatican

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân ngày Quốc tế cầu cho Ơn gọi lần thứ 48

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 tha thiết kêu gọi toàn thể Giáo hội động viên cầu nguyện và đẩy mạnh việc mục vụ ơn gọi Linh mục và đời sống thánh hiến.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 10-2-2011, nhân Ngày Thế giới lần thứ 48 cầu cho Ơn gọi sẽ được cử hành vào Chúa nhật 15-5 tới đây với chủ đề ”Đề nghị ơn gọi trong Giáo hội địa phương”.
Trong sứ điệp, ĐTC giải thích rằng ”Đề nghị ơn gọi trong Giáo hội địa phương” có nghĩa là dùng một nền mục vụ ơn gọi ân cần và thích hợp để chỉ dẫn con đường theo Chúa Kitô với tất cả những cố gắng và đòi hỏi đi kèm. Con đường này có ý nghĩa phong phú và có thể bao trùm trọn cuộc sống”.
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Mỗi Giáo hội địa phương ngày càng phải nhạy cảm và quan tâm hơn đến việc mục vụ ơn gọi, giáo dục ở các cấp độ, gia đình, giáo xứ, hội đoàn, nhất là những người trẻ nam nữ, - như Chúa Giêsu đã làm với các môn đệ - để họ làm cho tình bạn chân thành và yêu thương của họ với Chúa được tăng trưởng, được vun trồng trong kinh nguyện bản thân và phụng vụ, học cách chăm chú lắng nghe Lời Chúa một cách hiệu quả, ngày càng làm quen với Thánh Kinh; cần giúp họ hiểu rằng việc sống theo thánh ý Chúa không hề hủy hoại và không phá hủy con người, nhưng giúp con người khám phá và theo đuổi sự thật sâu xa nhất về bản thân; sống tinh thần nhưng không và huynh đệ trong quan hệ với tha nhân, vì chỉ khi nào chúng ta cởi mở đối với tình yêu Thiên Chúa thì mới tìm được niềm vui đích thực và hoàn toàn làm cho những khát vọng của mình được mãn nguyện”.
Trong Sứ điệp, ĐTC cũng gửi những lời nhắn nhủ đến mọi thành phần Dân Chúa. Với các Giám mục, ngài khuyên các vị đặc biệt quan tâm chọn những người hoạt động cho Trung tâm Ơn gọi của giáo phận, là phương tiện quý giá để cổ võ và tổ chức Viện Mục vụ Ơn gọi, cũng như cổ võ việc cầu nguyên để nâng đỡ việc mục vụ ơn gọi và bảo đảm hiệu năng của công tác này”.
ĐTC không quên nhắc nhở các Giám mục thuộc những giáo phận dồi dào ơn gọi hãy chia sẻ với những giáo phận khan hiếm. Thái độ sẵn sàng này là một phúc lành cho chính cộng đoàn giáo phận của các Giám mục ấy và là một chứng tá đối với các tín hữu về sứ vụ tư tế, quảng đại cởi mở đối với các nhu cầu của toàn thể Giáo hội”.
Với các Linh mục, ĐTC khích lệ các vị hãy làm chứng tá về sự hiệp thông với Đức Giám mục và các anh em Linh mục khác, tạo nên một môi trường thuận lợi sinh động giúp nảy sinh các ơn gọi Linh mục.
Sau cùng, ĐTC khuyến khích các gia đình hãy giúp con cái quảng đại đón nhận ơn gọi Linh mục và đời sống thánh hiến. Ngài kêu gọi các giáo lý viên, cũng như các linh hoạt viên của các hội đoàn Công giáo và phong trào Giáo hội hãy giúp người trẻ khám phá ra ơn gọi của Chúa và hăng hái bước theo ơn gọi ấy”. (SD 10-2-2011)
Toàn văn sứ điệp đã chuyển ngữ
Anh chị em thân mến,
Ngày Thế Giới lần thứ 48 cầu cho ơn gọi sẽ được cử hành vào ngày 15-5-2011, Chúa nhật thứ 4 Phục Sinh, mời gọi chúng ta suy tư về đề tài: ”Đề nghị ơn gọi trong Giáo hội địa phương”. Cách đây 70 năm, Đấng Đáng Kính Piô 12 đã thiết lập ”Các Hội Giáo Hoàng về ơn gọi Linh mục”. Tiếp theo đó, các hội tương tự đã được các Giám mục thành lập trong nhiều giáo phận, do các Linh mục và giáo dân linh hoạt, đáp lại lời mời gọi của Vị Mục Tử Nhân Lành, khi ”thấy đám đông, Người chạnh lòng thương, vì họ mỏi mệt và kiệt lực như đoàn chiên không có mục tử”, và Chúa nói: ”Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vì vậy, các con hãy cầu xin Chủ mùa gặt sau nhiều thợ đến trong ruộng của Người” (Mt 9,36-38).
Nghệ thuật cổ võ và chăm sóc ơn gọi tìm được một điểm tham chiếu rạng ngời trong những trang Tin Mừng, qua đó Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ theo Ngài và giáo dục họ trong tình yêu thương ân cần. Đối tượng đặc biệt được chúng ta chú ý, đó là cách thức Chúa gọi những cộng tác viên thân cận nhất của Ngài loan báo Nước Thiên Chúa (Xc Lc 10,9). Trước hết, ta thấy rõ hành động đầu tiên của Ngài là cầu nguyện cho họ: trước khi gọi họ, Chúa Giêsu cầu nguyện một mình ban đêm và lắng nghe thánh ý Chúa Cha (Xc Lc 6,12), trong một thái độ khổ chế nội tâm vượt lên trên những điều thường nhật. Ơn gọi của các môn đệ nảy sinh chính trong cuộc chuyện vãn thân mật của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Ơn gọi vào sứ vụ Linh mục và đời sống thánh hiên trước tiên là thành quả cuộc một cuộc tiếp xúc liên lỷ với Thiên Chúa hằng sống và của lời cầu nguyện tha thiết dâng lên ”Chủ mùa gặt”, trong các cộng đoàn giáo xứ, cũng như trong các gia đình Kitô, hoặc trong các nhóm cho ơn gọi.
Vào đầu đời sống công khai, Chúa đã gọi một số ngư phủ, đang chăm chú làm việc bên bờ hồ Galilea: ”Hãy đến theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những người đánh cá người” (Mt 4,19). Ngài đã tỏ cho họ sứ mạng cứu thế qua nhiều ”dấu lạ” chứng tỏ tình thương của Ngài đối với loài người và hồng ân từ bi của Chúa Cha; Ngài đã dạy họ bằng lời nói và bằng cuộc sống để họ sẵn sàng trở thành những người tiếp nối công trình cứu độ của Ngài; sau cùng, ”khi biết đã đến giờ từ giã thế gian này về cùng Cha” (Ga 13,1), Ngài đã ủy thác cho họ nghi lễ tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Ngài, và trước khi được nâng lên Trời, Ngài đã sai họ đi khắp thế gian với mệnh lệnh: ”Vậy các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ của Thầy” (Mt 28,19).
Đó là một đề nghị có nhiều đòi hỏi và cũng đầy phấn khởi, đề nghị mà Chúa Giêsu đưa ra với những người mà Ngài nói: ”Hãy theo tôi!”: Ngài mời gọi họ đi vào tình bạn của ngài, lắng nghe kề cận Lời Ngài và sống với Ngài; Ngài dạy họ hiến thân tận tụy với Thiên Chúa và truyền bá Nước Ngài theo qui luật Tin Mừng: ”Nếu hạt lúa, rơi xuống đất, mà không chết đi thì nó trơ trọi một mình; trái lại nếu nó chết đi, thì sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24); Ngài mời gọi họ hãy ra khỏi ý chí khép kín, khỏi ý tưởng tự mãn của họ để dấn mình vào một ý chí khác, là thánh ý Chúa và để cho ý Chúa hướng dẫn; Ngài làm cho họ sống một tình huynh đệ, nảy sinh từ thái độ hoàn toàn sẵn sàng đối với Thiên Chúa (Xc Mt 12,49-50) và trở thành một nét đặc biệt của cộng đoàn Chúa Giêsu: ”Cứ dấu này mà mọi người biết các con là môn đệ của Thầy, đó là các con yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Ngày nay cũng vậy, việc theo Chúa Kitô đòi hỏi nhiều cố gắng; có nghĩa là học cách luôn nhìn về Chúa Giêsu, nhận biết Ngài trong cuộc sống thân mật, lắng nghe Ngài qua Lời Chúa và gặp gỡ Ngài trong các bí tích; có nghĩa là học cách làm cho ý mình phù hợp với ý Chúa. Đây thực là một trường đào tạo đích thực cho những người chuẩn bị thi hành sứ vụ Linh mục và đời sống thánh hiến, dưới sự hướng dẫn của giáo quyền liên hệ. Trong mọi mùa của cuộc sống, Chúa không quên kêu gọi chia sẻ sứ mạng của Ngài và phụng sự Giáo hội của Ngài trong thừa tác vụ thánh chức và trong đời sống thánh hiến, và Giáo hội “được kêu gọi bảo tồn, quí chuộng và yêu mến hồng ân ấy: Giáo hội có trách nhiệm về việc nảy sinh và tăng trưởng các ơn gọi Linh mục” (G.P II, Tông Huấn hậu THĐGHM Pastores davo vobis, 41). Đặc biệt thời nay, tiếng nói của Chúa dường như bị bóp nghẹt vì ”những tiếng nói khác” và đề nghị theo Ngài bằng cách hiến trọn cuộc sống dường như quá khó khăn, mỗi cộng đoàn Kitô, mỗi tín hữu, phải ý thức đảm nhận trách vụ cổ võ ơn gọi. Điều quan trọng là khích lệ và nâng đỡ những người tỏ ra có những dấu hiệu rõ ràng được gọi vào đời sống Linh mục và đời sống tu trì, để họ cảm thấy sự nồng nhiệt của toàn thể cộng đoàn khi họ thưa ”xin vâng” đối với Thiên Chúa và Giáo hội. Chính tôi cũng khuyến khích họ như tôi đã làm với những người quyết định vào chủng viện và tôi đã viết cho họ: ”Các con có lý khi làm như vậy, vì con người sẽ luôn cần đến Thiên Chúa, cả trong thời đại bị kỹ thuật thống trị thế giới và hoàn cầu hóa: họ cần đến vị Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô và tập hợp chúng ta trong Giáo hội hoàn vũ, để học cùng Ngài và nhờ Ngài được sự sống thực, và làm cho các tiêu chuẩn của nhân loại đích thực được hiện diện và hữu hiệu (Thư gửi các chủng sinh, 18-10-2010)
Điều cần thiết là mỗi Giáo hội địa phương ngày càng phải nhạy cảm và quan tâm hơn đến việc mục vụ ơn gọi, giáo dục ở các cấp độ, gia đình, giáo xứ, hội đoàn, nhất là những người trẻ nam nữ, - như Chúa Giêsu đã làm với các môn đệ - để họ làm cho tình bạn chân thành và yêu thương của họ với Chúa được tăng trưởng, được vun trồng trong kinh nguyện bản thân và phụng vụ, học cách chăm chú lắng nghe Lời Chúa một cách hiệu quả, ngày càng làm quen với Kinh Thánh; cần giúp họ hiểu rằng việc sống theo thánh ý Chúa không hề hủy hoại và không phá hủy con người, nhưng giúp con người khám phá và theo đuổi sự thật sâu xa nhất về bản thân; sống tinh thần nhưng không và huynh đệ trong quan hệ với tha nhân, vì chỉ khi nào chúng ta cởi mở đối với tình yêu Thiên Chúa thì mới tìm được niềm vui đích thực và hoàn toàn làm cho những khát vọng của mình được mãn nguyện. ”Đề nghị ơn gọi trong Giáo hội địa phương” có nghĩa là dùng một nền mục vụ ơn gọi ân cần và thích hợp để chỉ dẫn con đường theo Chúa Kitô với tất cả những cố gắng và đòi hỏi đi kèm. Con đường này có ý nghĩa phong phú và có thể bao trùm trọn cuộc sống”.
Anh em thân mến trong hàng Giám mục, tôi đặc biệt ngỏ lời với anh em. Để sứ mạng cứu độ của anh em trong Chúa Kitô được tiếp tục và phổ biến, điều quan trọng là ”gia tăng tối đa các ơn gọi Linh mục và tu sĩ, đặc biệt là các ơn gọi thừa sai” (Christus Dominus, 15). Chúa đang cần sự cộng tác của anh em để những lời kêu gọi của Ngài đi tới tâm hồn những người mà Ngài tuyển chọn. Anh em hãy quan tâm chọn những người hoạt động trong Trung Tâm ơn gọi của giáo phận, là phương tiện quí giá để cổ võ và tổ chức việc mục vụ ơn gọi, cũng như cổ võ việc cầu nguyên để nâng đỡ việc mục vụ ơn gọi và bảo đảm hiệu năng của công tác này. Anh em Giám mục thân mến, tôi cũng muốn nhắc nhở anh em lo lắng cho Giáo hội hoàn vũ qua việc phân phối đồng đều các Linh mục trên thế giới. Thái độ sẵn sàng này là một phúc lành cho chính cộng đoàn giáo phận của các Giám mục ấy và là một chứng tá đối với các tín hữu về sứ vụ tư tế, quảng đại cởi mở đối với các nhu cầu của toàn thể Giáo hội”.
Công đồng chung Vatican 2 đã nhắc nhở rõ ràng rằng ”nghĩa vụ làm gia tăng ơn gọi Linh mục là điều thuộc về toàn thể cộng đoàn Kitô. Cộng đoàn có nghĩa vụ chu toàn công tác này nhất là bằng đời sống Kitô hoàn hảo” (Optatam totius, 2). Vì thế, tôi muốn gửi lời chào huynh đệ đặc biệt và khích lệ đến những người đang cộng tác bằng nhiều cách với các Linh mục trong các giáo xứ. Đặc biệt tôi ngỏ lời với những người có thể đóng góp phần của mình cho việc mục vụ ơn gọi: các Linh mục, các gia đình, giáo lý viên, các linh hoạt viên. Với các Linh mục, tôi nhắn nhủ các vị hãy có khả năng làm chứng về sự hiệp thông với Đức Giám mục và các anh em Linh mục khác, tạo nên một môi trường thuận lợi sinh động giúp nảy sinh các ơn gọi Linh mục. Các gia đình hãy để cho ”tinh thần đức tin, cậy, mến và lòng đạo đức linh hoạt” (ibid.), có khả năng giúp con cái quảng đại đón nhận ơn gọi Linh mục và đời sống thánh hiến. Các giáo lý viên, cũng như các linh hoạt viên của các hội đoàn Công Giáo và phong trào Giáo hội hãy giúp chăm sóc người trẻ được ủy thác cho mình làm sao để họ khám phá ra ơn gọi của Chúa và hăng hái bước theo ơn gọi ấy.
Anh chị em thân mến, sự dấn thân của anh chị em trong việc cổ võ và chăm sóc ơn gọi được ý nghĩa sung mãn và có hiệu năng về mục vụ khi được thực hiện trong sự hiệp nhất với Giáo hội và nhắm phục vụ tình hiệp thông. Chính vì thế, mỗi lúc trong đời sống cộng đoàn Giáo hội - khi giảng dạy giáo lý, các cuộc gặp gỡ huấn luyện, cầu nguyện phụng vụ, hành hương tại các đền thánh, là một cơ hội quí giá để khơi dậy trong Dân Chúa, đặc biệt nơi những người nhỏ bé nhất và người trẻ, ý thức mình thuộc về Giáo hội và trách nhiệm phải đáp lại ơn gọi Linh mục và đời sống thánh hiến, được thực hiện trong sự chọn lựa tự do và ý thức.
Khả năng vun trồng ơn gọi chính là dấu hiệu đặc biệt chứng tỏ sức sinh động của một Giáo hội địa phương. Chúng ta hãy tín thác và nài nỉ khẩn cầu ơn phù trợ của Đức Trinh Nữ Maria, để nhờ tấm gương của Mẹ đón nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và nhờ lời chuyển cầu hiệu nghiệm của Mẹ, giữa lòng mỗi cộng đoàn đều có sự sẵn sàng thưa ”xin vâng” đối với Chúa là Đấng luôn kêu gọi những người thợ mới vào làm việc trong mùa gặt của Ngài. Với lời cầu chúc ấy, tôi thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.
Vatican ngày 15 tháng 11 năm 2010
Biển Đức 16, Giáo Hoàng

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Tòa thánh e dè với tin về việc phát hiện di hài Thánh John(Gioan Tiền Hô)

Các nhà khảo cổ Bulgary cho rằng họ tìm thấy di hài Thánh John, người từng thực hiện phép rửa bằng nước cho Chúa Jesus bên bờ sông Gioadan*, song Tòa thánh chưa đưa ra tuyên bố về sự kiện này.
 
Một bức chân dung của Thánh John the Baptist. Ảnh: artinthepicture.com.


Thánh John là một nhân vật quan trọng trong Kinh thánh. Theo sách Phúc âm Tân Ước, Ngài từng rửa tội cho Chúa Jesus, cũng như tiên báo về sự xuất hiện của Chúa. Ngài chào đời vào ngày 24/6 năm thứ 5 trước Công nguyên và qua đời vào năm 28 sau Công nguyên do bị vua Herod xử trảm.

Discovery cho biết, trong quá trình khai quật bên dưới một tu viện cổ được xây dựng từ thế kỷ 5 trên đảo Sveti Ivan thuộc Biển Đen, các nhà khảo cổ học Bulgary phát hiện một quan tài chứa một hộp sọ, răng, những mẩu xương của một bàn tay.

Nhóm chuyên gia khảo cổ nhìn thấy dòng chữ đề ngày 24/6 trên một chiếc bình làm bằng thạch cao tuyết hoa. Do thánh John chào đời vào ngày 24/6 nên họ tin người nằm trong quan tài chính là ngài.

Tòa thánh Vatican vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về phát hiện của các nhà khảo cổ Bulagary. Các quan chức của Tòa thánh đang chờ những thông tin mới để họ có thể xác minh danh tính người nằm trong quan tài.

Fabrizio Bisconti, người đứng đầu hội đồng giám định khảo cổ của Tòa thánh, nói với CNN rằng hội đồng sẽ chờ đợi cho tới khi một nghiên cứu toàn diện được thực hiện. Sau đó Tòa thánh mới công bố quan điểm về phát hiện của nhóm chuyên gia khảo cổ Bulgary.

Theo ông Bisconti, Giáo hội Thiên Chúa tin rằng di hài của Thánh John được phát tán khắp thế giới, chứ không tập trung ở một chỗ.
* Việc thực hiện phép Rửa tội bằng nước này chỉ là dấu chỉ bề ngoài mà thực chất được "Tái Sinh trong Chúa Thánh Thần" mới là bản chất thực.
(Theo Tinmới Online)

_________________

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Chỉ nơi Thiên Chúa con người mọi thời đại mới tìm ra ý nghĩa cuộc sống của mình


Chỉ nơi Thiên Chúa con người mới tìm ra ý nghĩa cuộc sống của mình, vì con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và nó ước mong Thiên Chúa. Lời cầu nguyện diễn tả nỗi ước mong đó của con người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến tại quảng trường thánh Phêrô, sáng thứ tư 11-5-2011.
Trong bài huấn dụ ngài đã tiếp tục nói về lời cầu nguyện và ý thức tôn giáo như là thành phần cuộc sống con người trong suốt lịch sử của nó. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Chúng ta sống trong một thời đại trong đó hiển nhiên có các dấu vết của khuynh hướng tục hóa. Thiên Chúa xem ra biến mất ở chân trời của nhiều người, hay trở thành một thực tại mà người ta thờ ơ với nó. Nhưng đồng thời chúng ta cũng nhận ra nhiều dấu chỉ cho thấy một sự thức tỉnh tôn giáo, việc tái khám phá ra tầm quan trọng của Thiên Chúa đối với cuộc sống con người, một đòi buộc tinh thần để thắng vượt một quan niệm thuần túy chiều ngang, vật chất về cuộc sống con người. Khi nhìn vào lịch sử mới đây, người ta nhận ra sự thất bại của những người từ thời chủ thuyết thiên quang luận đã báo trước rằng các tôn giáo sẽ biến mất và đã đề cao một lý trí tuyệt đối, tách rời khỏi đức tin, một lý trí sẽ đánh đuổi các bóng tối của khuynh hướng tín điều tôn giáo và làm tan thế giới cảu sự thánh thiêng, trao trả lại cho con người sự tự do, phẩm giá và sự tự lập của nó đối với Thiên Chúa. Kinh nghiệm của thế kỷ vừa qua với hai thế chiến thê thảm đã gây khủng hoảng cho sự tiến bộ mà con lý trí tự lập đó, mà con người không có Thiên Chúa đó xem ra có thể bảo đảm được.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trích giáo huấn của Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo khẳng định rằng qua việc tạo dựng Thiên Chúa kêu gọi mọi sinh vật từ hư không bước vào sự hiện hữu… Cả sau khi vì tội lỗi con người đã đánh mất đi sự giống Thiên Chúa của mình, nó vẫn là hình ảnh của Đấng tạo dựng ra nó. Nó duy trì ước muốn Đấng đã gọi nó vào đời. Mọi tôn giáo đều làm chứng cho sự kiếm tìm nòng cốt ấy của con người” (s. 2566). Chúng ta có thể nói rằng đã không có nền văn minh lớn nào từ thời xưa cho tới ngày nay, mà đã không có tôn giáo.
Tự bản chất của nó, con người là tôn giáo cũng như con người khôn ngoan và con người sáng chế. Ước muốn Thiên Chúa được khắc ghi trong trái tim của con người, bởi vì con người đã được Thiên Chúa tạo dựng và được tạo dựng cho Thiên Chúa (s. 27). Hình ảnh của Thiên Chúa được khắc ghi trong bản chất con người và nó cám thấy cần phải tìm ra một ánh sáng để trả lời cho các vấn nạn liên quan tới ý nghĩa sâu thẳm của thực tại, câu trả lời mà nó không thể tìm thấy nơi chính mình, trong sự tiến bộ hay trong khoa học thực nghiệm. Đó là lý do tại sao nảy sinh ra các hình thái tôn giáo khác nhau nhằm trả lời cho ước mong của sự tràn đầy, của hạnh phúc, của nhu cầu được cứu rỗi, và kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống. Con người kỹ thuật số cũng như con người của các hang động tìm trong kinh nghiệm tông giáo các con đường để vượt thắng sự hữu hạn của mình, và bảo đảm cho cuộc mạo hiểm tạm bợ trên trần gian này. Ngoài ra, một cuộc sống không có chân trời siêu việt sẽ không có một ý nghĩa trọn vẹn và niềm hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều hướng tới. Tuyên ngôn của Công Đồng Chung Vaticăng II về liên lạc của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo đã tóm tắt chờ mong đó của con người như sau: ”Con người mong đợi các tôn giáo giải đáp về những bí nhiệm tiềm ẩn trong thân phận con người, những bí nhiệm xưa nay vẫn làm tâm hồn họ phải xao xuyến sâu xa: con người là gì? Đời người có mục đích và ý nghĩa nào? Sự thiện và tội ác là chi? Đâu là nguyên nhân và mục đích của đau khổ? Đâu là con đường dẫn tới hạnh phúc thực sự? Cái chết, sự phán xét, và thưởng phạt sau khi chết là gì? Sau cùng, cái huyền nhiệm tối hậu khôn tả vẫn bao trùm cuộc sống chúng ta là chi, chúng ta phát xuất từ đâu và chúng ta hướng về đâu?” (NA 1). Con người biết biết nó không thể một mình trả lời cho các vấn nạn này. Nó cần rộng mở cho một cái gì, hay cho một ai khác có thể ban cho nó cái nó thiếu.
Và Đức Thánh Cha khai triển điểm này như sau: Con người mang trong mình một khát vong sự vô tận, một nỗi nhớ nhung sự vĩnh cửu, một kiếm tìm vẻ đẹp, một ước mong tình yêu, một nhu cầu ánh sáng và sự thật đẩy nó tới với Đấng Tuyệt Đối: con người mang trong mình ước mong Thiên Chúa. Và trong một cách thức nào đó, con người biết nó có thể hướng tới Thiên Chúa và cầu khấn Ngài. Thánh Toma thành Aquino, một trong các thần học gia lớn nhất của lich sử, định nghĩa lời cầu nguyện là ”sự diễn tả ước mong Thiên Chúa của con người”. Sự lôi kéo tới với Thiên Chúa, mà chính Thiên Chúa đã đặt để trong con người, là linh hồn của lời cầu nguyện. Nó mặc lấy biết bao nhiêu hình thái và phương cách theo lịch sử, thời gian, thời điểm, ơn thánh và cả tội lỗi của người cầu nguyện nữa. Lịch sử con người đã biết tới các hình thái cầu nguyện khác nhau, bởi vì nó đã phát triển các phương thức khác nhau rộng mở cho Đấng Khác và cho Đấng Ơ Bên Kia, đến độ cầu nguyện là kinh nghiệm hiện hữu trong mọi tôn giáo và mọi nền văn hóa.
Thật thế, lời cầu nguyện không bị cột buộc vào một bối cảnh đăc biệt nào, mà được khắc ghi trong trái tim của từng người và của từng nền văn hóa. Nó là một thái độ nội tâm, trước khi là một chuỗi các thực hành và công thức. Nó là một kiểu sống trước mặt Thiên Chúa, trước khi là việc chu toàn các hành động phụng tự hay nói lên bằng lời. Lời cầu nguyện có trung tâm và đâm rễ sâu trong nơi cùng thẳm nhất của con người, vì thế không dễ mà có thể đọc được nó, và cũng vì thế nó có thể là lý do gậy ra các hiểu lầm và việc mầu nhiệm hóa nó. Do đó kinh nhgiệm của lời cầu nguyện là một thách đố đối với tất cả mọi người, một ơn cần phải khẩn nài, một ơn của Đấng mà chúng ta hướng tới.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bai huấn dụ: Trong lời cầu nguyện trong mọi thời đại lịch sử, con người tự nhìn mình và tình trạng của mình trước mặt Thiên Chúa. Từ Thiên Chúa và trong trật tự đối với Thiên Chúa nó kinh nghiệm được mình là thụ tạo, cần được trợ giúp, không có khả năng tìm ra cho mình việc hoàn thành cuộc sống và niềm hy vọng của chính mình. Trong tương quan đó với Thiên Chúa, là Đấng trao ban ý nghĩa cho cuộc sống, lời cầu nguyện có một trong các diễn tả đặc thù của nó là qùy gối xuống. Người ta qùy gối vì bị bắt buộc bởi điều kiện nghèo túng hay nô lệ của mình, nhưng người ta cũng có thể qùy gối một cách tự phát, bằng cách tuyên bố sự hạn hẹp của mình, sự cần tới một Đấng Khác. Và tôi tuyên bố với Người rằng tôi yếu đuối, tôi cần được trợ giúp, tôi là kẻ tội lỗi. Trong minh nghiệm của lời cầu nguyện, con người thụ tạo diễn tả tất cả ý thức về mình, tất cả những gì nó có thể tiếp nhận được từ cuộc sống của nó; đồng thời nó hướng tất cả cuộc sống về Đấng, mà nó ở trước mặt; và nó hướng linh hồn về Mầu Nhiệm, từ đó nó trông chờ sự thành toàn các ước mong sâu thẳm nhất và sự trợ giúp để thắng vượt sự nghèo nàn nơi cuộc sống của nó.
Đức Thánh Cha định nghĩa thêm lời cầu nguyện như sau: Lời cầu nguyện là sự rộng mở và nâng lên cao của trái tim tới Thiên Chúa, như thế, trở thành tương quan cá nhân với Ngài. Và cả khi con người có quên Đấng Tạo dựng ra nó đi nữa, Thiên Chúa hằng sống và chân thật vẫn không ngừng đi trước kêu gọi con người bước vào cuộc găp gỡ nhiệm mầu trong lời cầu nguyện. Như sách Giáo Lý khẳng đinh: ”Bước chân tình yêu đó của Thiên Chúa tín trung luôn luôn tới trước trong lời cầu nguyện; bước chân của con người luôn luôn là một lời đáp trả. Từ từ Thiên Chúa tự mạc khải và mạc khải con người cho chính nó, lời cầu xuất hiện như một lời gọi nhau, một biến cố của giao ước. Qua các lời nói và cử thỉ biến cố đó khiến cho trái tim con người dấn thân đáp trả. Nó tự mạc khải trong suốt lịch sử cứu độ” (s. 2567).
Chúng ta hãy tập dừng lại nhiều hơn trước mặt Thiên Chúa, Đấng đã tự mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô; chúng ta hãy học nhận ra trong sự thinh lặng, và trong nơi thẳm sâu nhất của chính mình, tiếng nói của Đấng mời gọi chúng ta và dẫn đưa chúng ta tới sự chiều sâu cuộc sống của chúng ta, tới suối nguồn của sự sống, suối nguồn của ơn cứu độ, để làm cho chúng ta vượt thắng sự hạn hẹp của cuộc sống và rộng mở chúng ta cho mực thước của Thiên Chúa, cho tương quan với Đấng là Tình Yêu Vô Tận.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tchèques, Croat, Slovac, Ucraine, Lituani, và Ý. Chào các bạn trẻ, các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới ngài xin mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ trong tháng 5 để suy niệm các mầu nhiệm cứu độ và nhận được nhiều ơn lành của Mẹ Thiên Chúa cho cuộc sống của mình.
Sau cùng Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người
Linh Tiến Khải
Nguồn: vietvatican.net

Nguồn gốc tháng hoa kính Đức Mẹ

Lm. Đoàn Quang CMC

Là người Công giáo Việt Nam, nhất là những ai đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ. Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài "Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:
"Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.
- Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
- Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời”.
Tháng Hoa có từ đời nào? Do ai khởi xướng?
Gốc tích như thế này:
Vào những thế kỷ đầu, hàng năm, khi tháng Năm về, người Rôma tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên bằng việc tổ chức gọi những ngày lễ tôn kính Hoa là Nữ thần mùa Xuân.
Các tín hữu Công giáo trong các xứ đạo đã thánh hóa tập tục trên khi tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.
Có nơi người ta tổ chức các cuộc "Rước xanh". Người ta đi cắt các cành cây xanh tươi đang nở hoa, đưa về trang hoàng trong các nhà thờ và đặc biệt các bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Các thi sĩ cũng như các thánh đua nhau sáng tác những bài hát, bài giảng ca tụng những ngày lễ đó cũng như ca tụng Đức Mẹ.
Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ.
Thánh Philipe đệ Nêri, cũng vào ngày 1 tháng 5, thích tập họp các trẻ em lại chung quanh bàn thờ Đức Mẹ, để cùng các bông hoa mùa xuân, Ngài dâng cho Đức Mẹ các nhân đức còn ẩn náu trong tâm hồn non trẻ của chúng.
Đầu thế kỷ 17, tại Napoli, nước Ý, trong thánh đường kính thánh Clara của các nữ tu Dòng Phanxicô, tháng Đức Mẹ được cử hành công cộng: Mỗi chiều đều có hát kính Đức Mẹ, ban phép lành Mình Thánh. Từ ngày đó, tháng Đức Mẹ nhanh chóng lan rộng khắp các xứ đạo.
Năm 1654, cha Nadasi, dòng Tên, xuất bản tập sách nhỏ khuyên mời giáo hữu dành riêng mỗi năm một tháng để tôn kính Đức Mẹ Chúa Trời.
Đầu thế kỷ 19, hết mọi xứ trong Giáo hội đều long trọng kính tháng Đức Mẹ. Các nhà thờ chính có linh mục giảng thuyết, và gần như lấy thời gian sau mùa chay là thời gian chính thức để tôn kính Đức Mẹ. Trong việc này linh mục Chardon đã có nhiều công. Không những ngài làm cho lòng sốt sắng trong tháng Đức Mẹ được phổ biến trong nước Pháp mà còn ở mọi nước Công giáo khác nữa.
- Đức Giáo Hoàng Piô XII, trong Thông điệp "Đấng Trung gian Thiên Chúa", cho "việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo hội công nhận và cổ võ".
- Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong Thông điệp Tháng Năm, số 1 viết:
"Tháng Năm là Tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để "bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng.
Trong tháng này, các Kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai tòa rất dồi dào của Đức Mẹ" (Dictionary of Mary, Catholic book Pub. 1985, tr. 236).
Một câu truyện cũ đáng suy nghĩ:
Ở thành Nancêniô trong nước Pháp, có một gia đình trung lưu. Vợ đạo đức, chồng hiền lành nhưng khô khan. Vợ luôn cầu xin Chúa mở lòng cho chồng sửa mình , nhưng chồng cứng lòng mãi.
Năm ấy, đầu tháng Hoa Đức Mẹ, bà sửa sang bàn thờ để mẹ con làm việc tháng Đức Mẹ. Chồng bà bận việc làm ăn, ít khi ở nhà, và dù ông ở nhà cũng không bao giờ cầu nguyện chung với mẹ con. Ngày lễ nghỉ không bận việc làm thì cũng đi chơi cả ngày, nhưng ông có điều tốt là khi về nhà, bao giờ cũng kiếm mấy bông hoa dâng Đức Mẹ.
Ngày 15 tháng Sáu năm ấy, ông chết bất thình lình, không kịp gặp linh mục. Bà vợ thấy chồng chết không kịp lãnh các phép đạo, bà buồn lắm, nên sinh bệnh nặng, phải đi điều trị ở nơi xa. Khi qua làng Ars, bà vào nhà xứ trình bày tâm sự cùng cha xứ là cha Gioan Vianey.
Ngài là người đạo đức nổi tiếng, được mọi người xem là vị thánh sống. Bà vừa tới nơi chưa kịp nói điều gì, cha Gioan liền bảo:
- Đừng lo cho linh hồn chồng bà. Chắc bà còn nhớ những bông hoa ông vẫn đem về cho mẹ con bà dâng cho Đức Mẹ trong tháng Hoa vừa rồi chứ?
Nghe cha nói, bà hết sức kinh ngạc, vì bà chưa hề nói với ai về những bông hoa ấy, nếu Chúa không soi cho cha, lẽ nào người biết được?
- Cha sở nói thêm: Nhờ lời bà cầu nguyện và những việc lành ông ấy đã làm để tôn kính Đức Mẹ, Chúa đã thương cho ông ấy được ăn năn tội cách trọn trong giờ chết. Ông ấy đã thoát khỏi hỏa ngục, nhưng còn bị giam trong luyện ngục, xin bà dâng lễ, cầu nguyện, làm việc lành thêm cầu cho ông chóng ra khỏi nơi đền tội nóng nảy mà lên Thiên đàng.
Nghe xong lời cha Gioan, bà hết sức vui mừng tạ ơn Đức Mẹ.
(Sách Tháng Đức Bà, Hiện Tại xuất bản, 1969, trang 10).
Nếu chỉ vì mấy bông hoa mọn dâng kính Đức Mẹ cũng được Đức Mẹ ban ơn cứu rỗi lớn lao như vậy, thử hỏi, những ai trong tháng Năm này tham dự dâng Hoa, rước kiệu, đọc kinh Mân côi, hơn nữa, họ dâng lên Mẹ những hoa tin, cậy, mến, hi sinh, đau khổ, bệnh nạn…chắc sẽ còn được Đức Mẹ ban muôn ơn trọng hơn nữa? vì Mẹ thích những bông hoa Xanh của lòng Cậy, hoa Đỏ của Lòng mến, hoa Trắng của lòng trong sạch, hoa Tím của hãm mình, hoa vàng của niềm tin, hoa Hồng của kinh Kính mừng lắm lắm.
Thánh Anphongsô Ligori quả quyết rằng: "Nếu tôi thật lòng yêu mến Mẹ, thì tôi chắc chắn được lên thiên đàng".
Thánh Bênađô thì diễn tả văn vẻ hơn:
"Được Mẹ dẫn dắt, bạn sẽ không ngã. Được Mẹ che chở, bạn sẽ không sợ. Được Mẹ hướng dẫn, bạn sẽ an lòng. Được Mẹ ban ơn, bạn sẽ đạt đích mong chờ".
Nguồn: 
giaoducconggiao

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

Thánh lễ tạ ơn phong Chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2


G. Trần Đức Anh O.P
 VATICAN. Sáng ngày 2-5-2011, hàng trăm ngàn tín hữu đã tham dự thánh lễ do ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô tạ ơn vì lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2.
Sau thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 với sự tham dự của lối một triệu rưỡi tín hữu sáng chúa nhật 1-5 vừa qua, Quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ hai 2-5-2011 lại đông nghẹt các tín hữu đến tham dự thánh lễ tạ ơn do ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh chủ sự lúc 10 giờ rưỡi, dưới bầu trời không nắng.
Trong lúc ĐHY chủ tế, cùng với 30 HY và hàng trăm Giám Mục đi rước lên lễ đài, Ca đoàn của Giáo Phận Roma, do Đức Ông Marco Frisina điều khiển, hát bài ca mừng kính Đức tân Chân phước Giáo Hoàng do chính Đức ông sáng tác.
Đồng tế với các HY và GM còn có hàng ngàn linh mục, trước sự hiện diện của các phái đoàn chính phủ, các giới chức chính quyền địa phương, và hàng chục ngàn tín hữu Ba Lan.
Đầu thánh lễ, ĐHY Stanislaw Dziwisz, TGM giáo phận Cracovia, nguyên bí thư của Đức Gioan Phaolô 2 đã ngỏ lời chào mừng và cám ơn ĐHY Quốc vụ khanh chủ tế, nhân danh tất cả các tín hữu hành hương hiện diện tại Quảng trường, đặc biệt những người đến từ Ba Lan. Ngài cũng xin ĐHY Quốc vụ khanh chuyển lời cám ơn đến ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích cảm thức đức tin (sensus fidei) của Dân Chúa và đã phong chân phước cho vị Tiền Nhiện, cũng như giữ cho ký ức của Người luôn sinh động, ngay từ lúc Người trở về Nhà Cha. ĐHY Dziwisz nói: “Chúng con rất biết ơn ĐTC vì đã quyết định cho mở án phong chân phước và phong thánh cho Vị Tôi Tớ Chúa, đã xác nhận đặc tính anh hùng các nhân đức cũng như phép lạ của Đức Gioan Phaolô 2 và đã chọn Chúa Nhật kính Lòng Từ Bi Chúa làm ngày lễ phong chân phước cho Người. Chúng con xác tín rằng sự chọn lựa này càng củng cố niềm tin của các môn đệ Chúa Kitô nơi Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Đức Chân Phước Gioan Phaolô 2 cùng với thánh nữ Faustina, đã trở thành đại tông đồ về chân lý này. Xin ĐHY bảo đảm với ĐTC về lời cầu nguyện liên lỷ của chúng con cho Ngài, đặc biệt tại Đền thánh Lòng Từ Bi Chúa ở Cracovia”.
Bài giảng của ĐHY Bertone
Trong bài giảng sau các bài sách thánh, ĐHY Quốc vụ khanh bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu Phục sinh và thánh Phêrô “Simon, con Giona, con có mến Thầy không? Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa” (Ga 21,17). Cuộc đối thoại này đi trước mệnh lệnh của Chúa “Con hãy chăn dắt các chiên của Thầy”, nhưng đó cũng là một cuộc đối thoại dò hỏi trọn cuộc sống của con người. Phải chăng đó cũng là câu hỏi và câu trả lời đã đánh dấu trọn cuộc sống và sứ mạng của Chân phước Gioan Phaolô 2?” ĐHY Bertone nhận định rằng: “Đúng vậy, đó là cuộc đối thoại yêu thương giữa Chúa Kitô và con người đánh dấu trọn cuộc sống của Đức Karol Wojtila và đã dẫn đưa Người không những đến công tác trung thành phục vụ Giáo Hội, nhưng còn đến chỗ tận hiến toàn thân cho Thiên Chúa và loài người, vốn là một đặc điểm trong con đường nên thánh của Người.
“Tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta còn nhớ trong ngày lễ an táng Đức Cố Giáo Hoàng, trong buổi lễ, có một lúc gió thổi nhẹ trên các trang sách Tin Mừng đặt trên quan tài. Dường như gió của Thánh Linh đã muốn đánh dấu sự kết thúc cuộc phiêu lưu nhân bản và tinh thần của Đức Karol Wojtila, được hoàn toàn chiếu sáng nhờ Tin Mừng của Chúa Kitô. Từ cuốn sách đó, Người đã khám phá những ý định của Thiên Chúa đối với nhân loại, cho bản thân, nhưng nhất là ngài đã học về Chúa Kitô, về tôn nhan, tình thương của Chúa, đối với Đức Karol, tình thương này luôn luôn là một lời kêu gọi lãnh trách nhiệm. Dưới ánh sáng Tin Mừng Người đọc lịch sử nhân loại và những biến cố của mỗi người nam nữ mà Chúa đã đặt trên đường đời của Người. Từ đó, từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong Tin Mừng, nảy sinh đức tin của Người.
ĐHY Bertone nói tiếp: “Đức Gioan Phaolô 2 là một con người đức tin, người của Thiên Chúa, một người sống bằng Thiên Chúa. Cuộc sống của Người là một cuộc cầu nguyện liên tục, liên lỷ, một lời cầu nguyện yêu thương bao trùm mọi người dân trên trái đất, những người được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa và vì thế đáng được tôn trọng, được cứu cuộc bằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và vì thế, con người thực sự trở thành vinh quang sống động của Thiên Chúa. Nhờ niềm tin được biểu lộ đặc biệt trong kinh nguyện, Đức Gioan Phaolô 2 là người bảo vệ đích thực phẩm giá của mỗi người chứ không phải chỉ là một người tranh đấu cho các ý thức hệ chính trị xã hội..
“Nhưng kinh nguyện của Đức Gioan Phaolô 2 cũng là một lời chuyển cầu liên lỷ cho toàn thể nhân loại, cho Giáo hội, cho mỗi cộng đoàn tín hữu trên toàn trái đất, sự chuyển cầu này có lẽ càng hiệu nghiệm, nhất là được đánh dấu bằng đau khổ trong các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Người. Phải chăng từ đó, từ kinh nguyện gắn liền với bao nhiêu biến cố đau khổ của Người và của tha nhân, đã nảy sinh mối quan tâm của Người đối với hòa bình thế giới, sự sống chung hòa bình giữa các dân nước? Chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ I hôm nay: “Đẹp thay những bước chân trên núi của vị sứ giả loan báo hòa bình” (Is 52, 7).
Các lý do tạ ơn
Tiếp tục bài giảng, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói đến những lý do của thánh lễ tạ ơn:
“Hôm nay chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một Vị Mục Tử như Ngài. Một mục tử biết đọc những dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại, và rồi loan báo những công trình cao cả của Thiên Chúa trong toàn thế giới, trong mọi ngôn ngữ. Một Mục Tử đã làm cho ăn rễ sâu nơi bản thân ý thức về sứ mạng, về sự dấn thân rao giảng Tin Mừng, loan báo Lời Chúa mọi nơi, hô to trên các mái nhà...
Hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một Chứng Nhân như Ngài, rất đáng tin cậy, minh bạch, dạy chúng ta phải sống đức tin và bảo vệ các giá trị Kitô như thế nào, bắt đầu từ sự sống, và không chút mặc cảm hay sợ hãi; làm thế nào để làm chứng tá đức tin một cách can đảm và có sự phù hợp giữa nói và làm, biểu lộ các Mối Phúc thật trong đời sống thường nhật. Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một vị hướng đạo như Ngài, sống đức tin sâu xa dựa trên mối liên hệ vững chắc và thân mật với Thiên Chúa, biết thông truyền cho con người chân lý “Chúa Giêsu Kitô đã chết, và đã sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa và chuyển cầu cho chúng ta!” và chúng ta là những người đại chiến thắng nhờ Đấng đã yêu thương chúng ta, và sự chết, sự sống, các thiên thần và vua chúa, hiện tại hay tương lai, quyền lực, chiều cao hay chiều sâu, hay bất kỳ thụ tạo nào khác không bao giờ có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa, Đấng ở trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,34.38-39). Cuộc sống, đau khổ, cái chết và sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô là bằng chứng và là một sự khẳng định cụ thể chắc chắn về điều đó”.
“Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một vị Giáo Hoàng đã biết mang lại cho Giáo Hội Công Giáo không những một dự phóng hoàn vũ và một uy tín tinh thần trên bình diện thế giới chưa từng có trước đó, nhưng đặc biệt với việc cử hành Đại Năm Thánh 2 ngàn, Người đã mang lại cho Giáo hội một cái nhìn tinh thần hơn, có tính chất Kinh Thánh hơn, quy trọng tâm vào Lời Chúa. Một Giáo Hội biết canh tân bản thân, ấn định công trình tái truyền giảng Tin Mừng, tăng cường các mối quan hệ đại kết và liên tôn, và và còn tìm lại những con đường đối thoại thành quả với các thế hệ mới.
“Và sau cùng, chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một Vị Thánh như Ngài. Chúng ta đều có thể nhận thấy tình người, lời nói và cuộc sống của Đức Cố Giáo Hoàng phù hợp nhau như thế nào. Người là một người chân thực vì liên kết chặt chẽ với Đấng là Chân Lý. Theo Đấng là Đường, Người là một người luôn lữ hành, luôn hướng về điều thiện cao cả hơn cho mỗi người, cho Giáo Hội và cho thế giới, hướng về mục tiêu đối với mỗi tín hữu là vinh quang Chúa Cha. Người là một người linh hoạt sinh động vì đầy sự Sống là Chúa Kitô, luôn cởi mở đối với ơn thánh và tất cả những hồng ân của Chúa Thánh Linh.
“Sự thánh thiện của Người được sống thực, đặc biệt trong những tháng cuối cùng, những tuần lễ cuối cùng, hoàn toàn trung thành với sứ mạng được ủy thác, cho đến chết. Tuy đó không phải là một cuộc tử đạo đúng nghĩa, nhưng tất cả chúng đều thấy ứng nghiệm trong cuộc sống của Người những lời chúng ta đã nghe trong Tin Mừng hôm nay: “Thực, quả thực Thầy bảo con: khi còn trẻ con tự mặc áo một mình và đi đến nơi con muốn, nhưng khi con già nua, con sẽ giang tay, và một người khác sẽ mặc áo cho con và dẫn con đến nơi con không muốn” (Ga 21, 18). Tất cả chúng ta đều thấy Người bị tước bỏ tất cả những gì có thể gây ấn tượng cho con người: sức lực thể lý, sự diễn tả thân thể, khả năng di chuyển, thậm chí cả lời nói nữa. Và bấy giờ, hơn bao giờ hết Người phó thác cuộc sống và sứ mạng của mình cho Chúa Kitô, vì chỉ có Chúa Kitô mới có thể cứu vớt thế giới. Người biết rằng sự yếu nhược thể xác càng cho thấy rõ hơn Chúa Kitô hoạt động trong lịch sử. Và khi dâng hiến những đau khổ cho Chúa và cho Giáo Hội, Người đã ban tặng cho tất cả chúng ta một bài học cuối cùng về tính người và sự phó thác cho vòng tay Thiên Chúa”.
Và ĐHY Quốc vụ khanh kết luận rằng: “Chúng ta hãy hát mừng Chúa một bài ca vinh danh, vì hồng ân là vị đại Giáo Hoàng này: một người đức tin và cầu nguyện, một Mục Tử và Chứng nhân, một người Hướng Dẫn giữa hai Ngàn Năm. Ước gì bài ca mới này soi sáng cuộc sống chúng ta, để không những chúng ta tôn kính vị Chân Phước mới, nhưng còn theo giáo huấn và tấm gương của Người nhờ ơn Chúa phù trợ.
Sau thánh lễ lúc gần 1 giờ trưa, cửa đền thờ thánh Phêrô lại được mở rộng để đón tiếp các tín hữu đến kính viếng di hài Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 được đặt trong áo quan bằng gỗ đặt trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có 4 vệ binh Thụy Sĩ đứng gác chung quanh.
Chiều Chúa nhật vừa qua, các tín hữu đã liên tục đến kính viếng cho đến nửa đêm. ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, đã phối hợp các buổi cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi, suy niệm và hát thánh ca để giúp các tín hữu hiệp ý cầu nguyện và cảm tạ Chúa trong khi xếp hàng tiến đến cạnh áo quan của vị Chân Phước.
Hôm qua, các tín hữu đã viếng di hài của Đức Tân Chân Phước Giáo Hoàng cho đến 5 giờ rưỡi chiều. Sau đó, áo quan được đặt dưới bàn thờ Thánh Sebastiano bên trong Đền thờ Thánh Phêrô.
Nguồn: 
vietvatican

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011